This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Nấm da đầu

Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.

Đa dạng các loại nấm gây rụng tóc

Có nhiều loại nấm da đầu trong đó có trường hợp nhiễm nấm tổ ong. Đây là một bệnh ít gặp do lây từ động vật như chó, mèo... Đầu tiên, các mụn mủ ở một số chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh, tạo thành mảng lớn nổi cao thâm nhiễm. Bề mặt tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy, lỗ chỗ như tổ ong chứa nhiều mủ nên gọi là”tầng ong mật”, tóc bị rụng tại đám thương tổn.

Nấm tổ ong thường gặp ở da đầu trẻ em nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra ở người lớn. Ở đàn ông, thương tổn có thể gặp ở vùng râu cằm.

Nguyên nhân gây bệnh là do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các loại nấm sợi. Các loài nấm hay gặp trong nấm tổ ong là Micosporum canis, Trichophyton tonsurans, Trichophyton verrucosum,Trichophyton mentagrophytes. Các loài nấm này có thể lây từ người sang người do dùng chung vật dụng. Điều đáng lưu ý có thể lây từ vật nuôi trong nhà (chó, mèo) sang người. Khi nhiễm nấm bệnh có biểu hiện ở da đầu nhưng có thể gặp ở các vị trí khác có phơi nhiễm với nấm như da mặt, cổ, chi trên, dễ bị chẩn đoán nhầm với ápxe do vi khuẩn. Kích thước của ápxe khoảng vài centimét, chỉ có một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn.Trong ổ ápxe chứa đầy các hốc mủ như sình lầy, nằm trên nền da viêm nề. Khi mủ chảy ra, khô để lại các mảng vảy tiết dày màu vàng. Tóc trong vùng thương tổn thường bị rụng. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng toàn thân khác như hạch vùng sưng to, sốt, mệt mỏi, các dát ngứa giống chàm (eczema).

Nấm da đầu - nấm tócNấm tóc là bệnh lây, nên cần lưu ý để phòng tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình

Bệnh cần được chẩn đoán phân biệt với: viêm nang lông lan tỏa ở da đầu, các bệnh nấm có mủ, ápxe do vi khuẩn, chốc ở da đầu.

Đối với một số loại nấm làm trụi tóc trong đó phải kể đến loại nấm Trichophyton violaceum,  Trichophyton tonsurarans, Trichophyton sondaneuse... Loại nấm này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Thương tổn cơ bản là các đám bong vảy ở da đầu. Tóc trong vùng bị bệnh gãy sát da đầu, nhìn kỹ thấy các chấm đen. Có thể các mảng bong vảy liên kết tạo thành mảng lớn tóc gãy không đều. không thấy ngứa.

Một số loại nấm như: Microsporum andouini, Microsporum langeroni, Microsporum canis gây xén tóc. Bệnh hay gặp ở trẻ em và lây truyền do dùng chung mũ, nón, lược. Thương tổn là các mảng da bong vảy ở đầu, hình tròn hay bầu dục. Tóc trong vùng đó bị xén cách da đầu khoảng 5 - 8cm. Chân tóc còn lại được phủ một lớp trắng như đi bít tất.

Điều trị bệnh nấm tóc

Nấm tóc là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc để điều trị hiệu quả. Không tự dùng các loại thuốc kháng nấm vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa da liễu

Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tại chỗ và có thể thuốc uống. Riêng nấm tổ ong bệnh nhân sẽ được chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm. Có thể cho kháng sinh chống nấm đường toàn thân.

Để chống nấm lan rộng trên da đầu, nên sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox. Tóc trên thương tổn thường mọc lại sau khi đã hết nhiễm trùng, tuy nhiên, rụng tóc có thể vĩnh viễn trong những trường hợp nhiễm trùng kéo dài.

Phòng bệnh nấm tóc

Không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gàu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu. Luôn giữ tóc khô, sạch. Nên xả nhiều nước sau khi gội đầu, làm khô tóc sau khi gội hay đi ngoài trời mưa. Không đội mũ quá chật và ủ quá lâu, sẽ làm cho tóc ẩm, dễ bị bệnh. Tránh gội đầu quá nhiều và dùng chung khăn, lược, mũ với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa da liễu. Việc tự ý bôi thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên nặng thêm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi.

BS. TRẦN THỊ HUYỀN

Cảnh giác với biến chứng do viêm da cơ địa

Bệnh VDCĐ (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ và bệnh rất hay tái phát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây VDCĐ

VDCĐ liên quan khá chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm...) tức là di truyền. Kết quả tổng kết của các tác giả cho thấy 60% người bị VDCĐ, khi sinh con, con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 35%) hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn, cà phê, rượu, bia... Ngoài ra, có thể gặp ở người mắc bệnh về gan làm cho gan bị tổn thương không thực hiện được chức năng thải độc của nó.Khi mắc bệnh về da, cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

Khi mắc bệnh về da, cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

Biểu hiện của bệnh VDCĐ

Triệu chứng thường biểu hiện qua các giai đoạn của bệnh:

Giai đoạn cấp tính, vùng da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh) sẽ hình thành các mụn mủ và vẩy tiết. Vùng da bị viêm trong bệnh VDCĐ, với trẻ nhỏ thường biểu hiện ở hai má và trán, sau đó lan ra mặt (xung quanh miệng thường không bị). Tổn thương da ban đầu là da khô, ngứa lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời xuất hiện ban đỏ, phù nhẹ, nổi mẩn, ngứa và mụn nước, sau đó loét, chảy dịch, kết vảy, có khi chảy máu do gãi nhiều. Vị trí hay gặp là mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan ra tay, thân mình.

Giai đoạn bán cấp, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.

Giai đoạn mạn tính, da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt sẽ gây đau, với trẻ sẽ khóc nhiều, kém ăn, ít ngủ. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn ở giai đoạn này hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen suyễn (ở trẻ gọi là viêm phế quản co thắt hoặc hen phế quản).

Những biến chứng thường gặp do bệnh VDCĐ

VDCĐ nói chung không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng, kịp thời hoặc trị liệu không phù hợp sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, có thể để lại những vết sẹo nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương da về sau. Bởi vì, đặc điểm của VDCĐ gây ngứa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, chính vì vậy mà da ngày một bị dày lên, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét da ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ngứa, với trẻ nhỏ sẽ hay quấy khóc, ăn kém, ngủ kém; với trẻ lớn, người lớn sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.Tổn thương do viêm da cơ địa.

Tổn thương do viêm da cơ địa.

Mặt khác, sau ngứa, bệnh dần dần nặng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vẩy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm vi khuẩn, nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Bởi vì, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. Hậu quả của nhiễm trùng da do viêm da cơ địa (gãi) sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị hết bội nhiễm làm mất mỹ quan, nhất là bệnh xảy ra ở vùng mặt. VDCĐ nếu kéo dài khiến làn da trở lên sần sùi, mẩn đỏ, dày lên gây mất thẩm mỹ rất lớn, nhất là ở các vị trí nguy hiểm như mắt, mặt. Đáng chú ý nhất là VDCĐ rất hay tái phát, đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc tràn về...)

Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Phụ nữ mang thai mắc bệnh VDCĐ có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi, hơn nữa việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho bà mẹ mang bầu cũng khá khó khăn.

VDCĐ ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng...) trên người có cơ địa dị ứng.

Khi nghi bị VDCĐ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng.

Nguyên tắc phòng bệnh

Cần hạn chế tiếp xúc với các loại dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hóa chất gây dị ứng, lông chó, mèo hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ kích thích (tôm, cua,...). Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay. Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt. Nếu đã mắc VDCĐ, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

BS. Việt Bắc

Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc

Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Virut Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít virut Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Khả năng tồn tại của virut bại liệt ở môi trường bên ngoài

Virut bại liệt có thể tồn tại trong phân vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4°C. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần.

Virut bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4). Liều clo thường dùng để diệt khuẩn nước không tiêu diệt được virut bại liệt.

Vắc-xin bại liệt bất hoạt đường tiêm (IPV) thay thế dần vắc-xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc-xin bại liệt bất hoạt đường tiêm (IPV) thay thế dần vắc-xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Biểu hiện lâm sàng

Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.

Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy.

Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể hồi phục trong vài ngày.

Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể chuyển biến sang nặng.

Nguồn truyền nhiễm

Người là nguồn chứa duy nhất, đặc biệt là ở những người nhiễm virut bại liệt thể ẩn, nhất là trẻ em.

Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang virut. Họ đào thải rất nhiều virut bại liệt theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm. Virut lây truyền sang người chủ yếu qua đường phân - miệng. Virut bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu, họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.

Biện pháp phòng bệnh

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất.

Vắc-xin sống giảm động lực đường uống (OPV) hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Vắc-xin bát hoạt đường tiêm - virut bại liệt chết (IPV). (IPV) có tính an toàn cao hơn đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc-xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trên thực tế vắc-xin IPV có thể là vắc-xin riêng rẽ hoặc kết hợp với các vắc-xin khác như vắc-xin 4 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt), 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - Hib), 6 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan b- Hib).

Chỉ định: trẻ từ 2 tháng tuổi

- Vắc-xin OPV: Trẻ từ 2-18 tháng tuổi, uống nhắc ở mọi lứa tuổi.

- Vắc-xin IPV: Trẻ từ 2 tháng tới 6 tuổi, tiêm nhắc ở mọi lứa tuổi.

Chống chỉ định:

- Vắc-xin OPV: Dị ứng nặng sau lần uống trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, với neomycin, streptomycin và polymycin B. Những người bị bệnh suy giảm miễn dịch hay đáp ứng miễn dịch bị giảm do dùng thuốc, bạch cầu cấp, u lympho hay khối u ác tính tiến triển.

- Vắc-xin IPV: Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, neomycin, streptomycin, polymycin B, phụ nữ có thai, sốt cao hoặc bệnh cấp tính.

Tác dụng không mong muốn

- Phản ứng thông thường:

+ Vắc-xin OPV: Sốt nhẹ, khó chịu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp, ở trẻ sinh quá non tháng (tuổi thai 28 tuần hay trước 28 tuần) trong 2-3 ngày sau khi tiêm chủng có thể bị cơn ngừng thở tạm thời.

+ Vắc-xin IPV: Đau sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc, thường hết sau vài giờ đến 1-2 ngày.

- Phản ứng nặng:

+ Vắc-xin OPV: Rất hiếm gặp liệt do virut vắc-xin. Rối loạn thần kinh như dị cảm (cảm giác kiến bò, kim châm), liệt nhẹ, viêm thần kinh, viêm cột sống. Phát ban lan rộng.

+ Vắc-xin IPV: Rất hiếm gặp sốt cao/kéo dài cần nhập viện, sốc phảnvệ, phù nề, sưng hạch bạch huyết, mày đay, phù Quincke, đau khớp vừa và thoảng qua. Co giật kèm theo sốt trong vài ngày sau khi tiêm, bị kích động buồn ngủ hay dễ bị kích thích trong những giờ đầu tiên sau khi tiêm, phát ban lan rộng.

Những điều cần lưu ý

Tiêm 1 hoặc 2 liều IPV đầu tiên, sau đó cần tiếp tục tiêm trên 2 liều bOPV để đảm bảo đủ mức độ bảo vệ ở niêm mạc ruột cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh bại liệt liên quan đến vắc-xin. Cả 2 vắc-xin OPV và IPV có thể sử dụng đồng thời với những vắc-xin trẻ em khác.

(Theo tài liệu Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN)

Vũ Tùng

Phòng bệnh thường gặp sau mưa bão

Sau mưa, bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Hơn nữa, mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Bài viết này cung cấp kiến thức để mọi người biết các bệnh có thể mắc phải sau mưa bão để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Sốt xuất huyết

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó, bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa bão, các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát triển mạnh. Điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Để phòng bệnh, mọi nhà cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/lăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.

Phun thuốc khử trùng vệ sinh môi trường sau mưa bão.

Bệnh đường hô hấp

Những ngày mưa bão kéo dài rất dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, trẻ em và người có các bệnh mạn tính về đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất là viêm họng, cảm cúm. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị.

Các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp sau những ngày mưa bão là: Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, rát cổ họng, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Khó thở cũng là triệu chứng rất dễ gặp khi mắc các bệnh hô hấp. Cảm giác khó thở tăng lên do bất kỳ hoạt động thể lực nào. Cần thiết phải theo dõi mức độ hoạt động gây lên khó thở làm cơ sở đánh giá tình trạng bệnh. Khó thở khi nằm, khó thở thì hít vào, thì thở ra. Ho dai dẳng là phản xạ rất khó chịu của các bệnh hô hấp. Phản xạ ho có thể khởi phát bởi kích thích các cơ quan ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và những nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dày và cơ hoành.

Khi gặp các triệu chứng trên, mọi người cần đi khám bệnh để điều trị, tránh biến chứng phức tạp.

Các bệnh về da

Sau mưa bão, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa…

Nước ăn chân: Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển, hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch trong sinh hoạt, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.

Chốc lở: là một chứng bệnh da hay gặp khi điều kiện vệ sinh sau mưa bão kém. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.

Viêm kẽ do vi khuẩn: Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh. Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu.

Bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa bão. Do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mưa bão.

Khuyến cáo phòng bệnh sau mưa bãoNgười dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Giữ vệ sinh cơ thể, sử dụng trang thiết bị bảo hộ trong khi làm vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.Ngoài ra, người dân cần chú ý thực hiện nằm ngủ phải mắc màn, tiêu diệt muỗi bằng nhiều cách để phòng bệnh sốt xuất huyết...Khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay, không tự ý chữa bệnh tại nhà, bệnh không khỏi mà còn lây lan nhanh.

BS. Hoàng Hà

Ngăn chặn viêm đường hô hấp tái phát ở trẻ sau khi dùng kháng sinh

Biến chứng của viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra viêm đường hô hấp do sức đề kháng của trẻ kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu.

Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi...

Biến chứng nặng hơn đó là tình trạng bội nhiệm kéo theo các bệnh lý khác và có thể dẫn đến tử vong như: viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp… do hệ miễn dịch suy yếu nặng.

Ảnh minh họa

Kháng sinh - con dao 2 lưỡi đối với trẻ viêm đường hô hấp

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần phải xác định rõ nguyên nhân viêm đường hô hấp do virus hay vi khuẩn. Đối với trường hợp viêm đường hô hấp do virus không nên dùng kháng sinh tùy tiện. Kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động. Dù có quy định nhưng phần lớn thuốc kháng sinh vẫn được bán mà không cần kê đơn. Trong khi đó, hầu hết kháng sinh thế hệ cũ, thậm chí một số loại mới đã không còn hiệu quả .Việc kháng thuốc kháng sinh sẽ làm cho trẻ nhanh bị tái phát bệnh viêm đường hô hấp hơn ...

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – trưởng bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết “tình trạng bị viêm đường hô hấp do virus sẽ tự khỏi sau vài ngày và không nên tự ý cho dùng kháng sinh vì như vậy sẽ làm giảm dần sức đề kháng , làm tăng men gan, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa của bé vì kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể gây rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy… Bên cạnh đó việc tự ý dùng kháng sinh cũng là nguyên ngân khiến tình trạng viêm đường hô hấp của trẻ diễn biến nặng hơn. Chỉ được dùng kháng sinh khi biết chính xác nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn và phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngăn ngừa tái phát viêm đường hô hấp sau điều trị kháng sinh

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm đường hô hấp là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu khiến vi khuẩn virus dễ tấn công và gây bệnh. Chính vì thế cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ , giữ môi trường xung quanh sạch sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng phòng bệnh.

Các chuyên gia khuyên cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc thảo dược giảm ho, chống viêm, chống co thắt phế quản, tiêu nhầy để điều trị triệu trứng giúp bé dễ chịu hơn. Nếu chữa trị đúng cách, trẻ có thể khỏi bệnh đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ không nhiễm khuẩn lần sau.

Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016. Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

Viêm đại tràng co thắt, nguyên nhân nào?

Như vậy có phải tôi bị viêm đại tràng co thắt? Vì sao bị bệnh? Có chữa khỏi hẳn không?

Tống Văn Kim(Hà Nam)

Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, nhưng đặc trưng nhất vẫn phải kể đến biểu hiện đau bụng. Các cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trước hoặc sau bữa ăn, thậm chí ngay trong khi ăn. Đặc biệt là đau kéo dài hơn và cũng đau nặng hơn khi sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia hoặc các thực phẩm cay nóng như ớt... Khi gặp phải những vấn đề về tinh thần, đặc biệt là khi đang bị stress thì biểu hiện viêm đại tràng co thắt tăng lên gấp nhiều lần, khi đó các biểu hiện đau thường xuất hiện ở bụng trên, dưới rốn, hai bên và nhiều vị trí xung quanh khác. Biểu hiện đặc trưng thứ ba là cảm giác đau bụng muốn đi ngoài liên tục, đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là những người bệnh mới mắc các chứng về viêm đại tràng co thắt. Tức là mới đi xong lại muốn đi tiếp. Bệnh gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu và làm suy giảm sức khỏe nói chung, mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng. Như trên đã nói, nguyên nhân của bệnh có nhiều, do vậy tốt nhất là tránh các nguyên nhân để bệnh không khởi phát như ăn uống hợp vệ sinh, không ăn sống, gỏi, tiết canh...; tránh stress. Khi phát hiện các triệu chứng, cần khám và điều trị sớm tại chuyên khoa nội tiêu hóa.

BS. Trần Quang Nhật

Bảo vệ lá gan khỏi ảnh hưởng của bia rượu thế nào?

Cảnh báo tình trạng các bệnh gan liên quan đến bia rượu

TS.BS. Võ Duy Long - Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, tại BV Đại học Y Dược, hầu như ngày nào cũng có rất nhiều bệnh nhân đến khám chuyên khoa gan mật, trong đó bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan do rượu ngày càng tăng. Trong quá trình thăm khám, phần lớn kết quả siêu âm đều cho thấy tình trạng gan nhiễm mỡ, không ít trường hợp chuyển qua xơ gan, xơ gan mất bù, hoặc ung thư gan.

TS Long chia sẻ thông tin, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 90% nam giới trưởng thành Việt Nam có tiếp xúc hay uống bia, trong đó 20 - 25% có tình trạng gan nhiễm mỡ, 10 - 15% có tình trạng xơ gan, 5 - 7% có thể dẫn tới ung thư gan.

TS.BS. Võ Duy Long - Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nghiên cứu cho thấy, 1 cốc bia hàng ngày tức là khoảng 1 lon bia hoặc 50ml rượu vang đối với người hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bệnh gan và các bệnh đường tiêu hóa khác, sẽ tác động có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như bị lạm dụng, TS Long cảnh báo. Kể cả người khỏe mạnh, không có bệnh tật, nếu uống liên tục, trong một thời gian dài, tế bào gan phải hoạt động không ngừng nghỉ để chuyển hóa, đào thải chất độc dẫn đến quá tải, gây hại cho gan.

Chia sẻ về bệnh hay mắc phải của người thường xuyên uống rượu bia, TS Long cho hay, đó là tình trạng thoái hóa mỡ ở gan, đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tế bào gan bị quá tải vì rượu bia. Người uống rượu bia lâu ngày đi khám kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ thấy hình ảnh thoái hóa mỡ ở gan. Người càng uống rượu thời gian dài, không chỉ gây thoái hóa mỡ ở gan mà sẽ dẫn đến tình trạng viêm gan – đó là khi tế bào gan bị phá hủy. Quá trình tiếp theo là xơ gan – khi gan không còn hoạt động được , không để đảm nhiệm được chức năng thải độc tố của cơ thể . “Ung thư gan trong bia rượu là giai đoạn cuối của tiến trình từ thoái hóa mỡ, đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan” – TS Long nói.

Gan không phải là “nhà máy thải độc” vô hạn

Bất cứ bộ phận cơ thể nào của con người nếu phải hoạt động liên tục, với cường độ cao, không được “nghỉ ngơi” sẽ sinh bệnh tật, gan là một ví dụ. Nhiều người cho rằng, đưa bao nhiêu rượu bia vào cơ thể đều được gan hấp thu và phân giải, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Khi lạm dụng rượu bia, khiến cho quá trình giải độc của gan không để đáp ứng được sẽ gây tổn thương gan.

Khi uống rượu bia, cồn được hấp thu vào máu, khoảng 90% tập trung chuyển hóa ở gan.

TS.BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh Dưỡng BV Chợ Rẫy giải thích, bia rượu có thành phần chính là cồn, đó là kết quả của quá trình lên men đường tự nhiên như lúa mạch, lúa mì, hoa quả, siro. Khi các chất uống có cồn vào cơ thể, sẽ được hấp thu vào máu, khoảng 90% tập trung chuyển hóa ở gan. Gan chuyển hóa rượu thành những acetaldehyde – chất rất độc không chỉ với gan mà còn cả thần kinh, thị giác, dạ dày, đường tiêu hóa… . Vì thế gan chuyển acetaldehyde thành acetat ít độc hơn thải ra ngoài cơ thể.

Nếu uống quá nhiều bia rượu, lượng acetaldehyde sản sinh ra nhiều, cơ thể không đào thảo được ứ đọng ở gan gây tổn thương màng tế bào và gây hoại tử tế bào.

Uống quá nhiều bia rượu, gan sẽ không thể đào thải được chất độc gây ứ đọng ở gan

TS Võ Duy Long cho biết, bệnh gan do rượu bia thường diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu nhận biết sớm, nhiều người khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. TS Long kể, có những bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã ở tình trạng xơ gan với các biểu hiện vàng da, vàng mắt, người gầy, bụng báng…., khiến việc điều trị rất khó khăn.

Làm gì để bảo vệ cho gan ở người uống rượu bia?

Với xu thế phát triển của xã hội, việc sử dụng rượu bia trong giao tiếp hàng ngày là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, làm cách nào để vừa uống rượu bia nhưng giảm tác động xấu tới sức khỏe là vấn đề không phải ai cũng biết và thực hiện theo.

TS.BS Lưu Ngân Tâm khuyên, khi uống bia rượu, người uống sẽ bị ảnh hưởng nếu đưa chất cồn vào cơ thể với dạ dày rỗng. Sự hấp thu cồn vào máu sẽ rất nhanh, khi đó gan sẽ chịu tác động nhanh nhất. Chính vì thế trước khi uống bia rượu cần ăn lót dạ bằng một ít thức ăn, sau đó trên bàn tiệc cũng có thể ăn thêm rau củ quả, cá. Tránh ăn nội tạng động vật, thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm hải sản. Sau khi uống bia rượu, về nhà chúng ta có thể dùng ít sữa, nước ép trái cây, chén cháo… Như vậy sẽ giúp ngăn ngừa tác động của rượu bia đến gan. Cần năng vận động, tập thể dục đều đặn hàng ngày.

TS.BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh Dưỡng BV Chợ Rẫy

TS Tâm còn cho biết, người tiếp xúc với rượu bia dễ bị thiếu dinh dưỡng, cần ăn một số loại thực phẩm vừa ngăn tình trạng thiếu dinh dưỡng vừa giúp bảo vệ gan như tinh bột từ cơm, phở, nên ăn vừa phải, tăng cường các loại đạm từ thịt, cá, đậu đỗ. Không nên uống nước ngọt vì không có lợi cho sức khỏe. Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng … có lượng omega 3, omega 6, axit béo tốt cho gan, giúp thải độc và bảo vệ gan. Các loại rau lá xanh đậm như các loại rau cải, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải…. , nên ăn các loại trái cây như bưởi, nho, quả việt quất … chúng đều có chất chống oxy hóa rất tốt cho gan. Về các thức uống tốt cho gan, có thể kể tới là trà xanh, cà phê - nếu uống lượng ít sẽ ngăn ngừa sự tạo mỡ ở gan.

Hải Yến

Hậu quả khi mất răng sữa sớm

Đến 11-12 tuổi, răng sữa được thay thế hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn. Sự khỏe mạnh của hàm răng sữa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất chung của trẻ, đặc biệt là sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn.

Vai trò của hàm răng sữa

Hàm răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, nhai, nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó, một chức năng quan trọng của hệ răng sữa thường bị bỏ qua, đó là vai trò của răng sữa trong phát âm. Sự mất sớm các răng phía trước có thể gây khó khăn cho việc phát âm một số âm như “ph”, “v”, “s”. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, khi các răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên hoàn chỉnh, sẽ có sự tự sửa chữa trong phát âm. Sự phát âm của trẻ còn có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp vì khi tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện. Hệ răng sữa cũng mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ, giúp trẻ tự tin khi giao tiếp.

Ngoài chức năng tương tự như hàm răng vĩnh viễn, hàm răng sữa còn có thêm 2 chức năng quan trọng là giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên; kích thích sự phát triển của xương hàm: nhờ vào cử động nhai, nhất là trong sự phát triển chiều cao của răng.

Nếu trẻ không được quan tâm chăm sóc răng sữa tốt sẽ dẫn đến bị mắc bệnh sâu răng là nguyên nhân chính gây mất răng sữa, răng hàm sữa.Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Hậu quả của mất răng sữa sớm

Sự mất răng sữa sớm được chia ra: mất răng phía trước (răng cửa và răng nanh) và mất răng sau (các răng hàm). Mất răng phía trước chủ yếu là do chấn thương (thường gặp ở trẻ tập bò, đi và chạy) hoặc do sâu răng dạng sâu răng bú bình và sâu răng lan nhanh.

Sâu răng có thể gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ... Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy cơ lưu giữ vi khuẩn, gây sưng đau, có nguy cơ dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp... và những biến chứng nguy hiểm khác. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến mất răng. Mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng ở trẻ làm cho khả năng ăn nhai của trẻ giảm đi. Trẻ mất răng cửa sữa sớm, ngay trước khi bắt đầu phát âm, sẽ làm sự phát âm chậm lại hoặc bị thay đổi, nhất là đối với một số âm phát cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên (âm “s”, “v”). Các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào khoảng trống mất răng, răng hàm vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ thiếu chỗ, dẫn đến mọc khấp khểnh, mọc lệch hoặc mọc kẹt.

Lời khuyên của bác sĩ

Các bậc cha mẹ nói chung còn chưa có sự quan tâm đầy đủ đến hàm răng sữa khi cho rằng hàm răng sữa chỉ là tạm thời, sẽ được thay thế bởi hàm răng vĩnh viễn. Do đó, các bậc cha mẹ thường không chú ý đến việc cho trẻ đi khám và kiểm tra định kỳ bệnh răng miệng trước khi trẻ có vấn đề về răng. Thường khi trẻ có biểu hiện như đau răng, nhiễm khuẩn răng, răng mọc khấp khểnh... mới đưa con đi khám, khi đó mọi điều trị để bảo tồn răng thường không có kết quả mà thường phải chỉ định nhổ răng.

Để cho con bạn có hàm răng sữa khỏe mạnh cho đến tuổi thay răng, các bậc cha mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần đến khi trẻ mọc đầy đủ các răng sữa (30-36 tháng). Thăm khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời, trám bít hố rãnh các răng hàm sữa để phòng sâu răng. Cần vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, tốt cho răng.

BS. Lê Thị Hương

Giải đáp về vắc

Phan Thị Thu Hiền (huyen873@gmail.com)

Trả lời: Như bạn nói cháu đã 6 tháng tuổi và đã được tiêm 2 mũi vắc-xin 6 trong 1, bạn có thể đưa cháu đi tiêm chủng liều tiếp theo vắc-xin miễn phí 5 trong 1 (vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan b - viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib ) và uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt trong Chương trình TCMR tại các trạm y tế xã/phường sau khi tiêm vắc-xin lần 2 ít nhất một tháng. Bạn không nên chờ có vắc-xin dịch vụ mới cho cháu đi tiêm vì trẻ có thể mắc bệnh nếu không tiêm đầy đủ. Khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc-xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.

*Tôi và vợ tôi xét nghiệm máu đều HbsAg dương tính. Vợ tôi sinh cháu trai được 7 tháng rồi. Trong 24 giờ đầu cháu đã được tiêm huyết thanh và vắc-xin engerix để phòng bệnh viêm gan B. Trong 2 tháng tiếp theo cháu đều tiêm vắc-xin engerix ở Trung Tâm Y tế Dự phòng Quảng Ninh. Hiện tại cháu chưa được tiêm vắc-xin 5 trong 1 để phòng các bệnh khác ngoài viêm gan B. Trạm y tế phường giải thích không tiêm được vì trong mũi 5 trong 1 cũng có vắc-xin viêm gan B mà trước đó cháu đã được tiêm đủ liều vắc-xin viêm gan B rồi. Tôi muốn hỏi chương trình là bây giờ cho cháu tiêm vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có được không? Nếu không tiêm được thì con tôi phải dùng loại vắc-xin nào để thay thế? Mong chương trình trả lời giúp tôi để con tôi được tiêm phòng đầy đủ. Xin cảm ơn.

Nguyễn Chí Tuyến (bs.tuyen82@gmail.com)

Trả lời: Chào bạn, trẻ em dưới 1 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh, vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh (liều sơ sinh), vắc-xin phòng bệnh lao, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi - viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và vắc-xin phòng bệnh bại liệt. Cháu nhà bạn mới được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B vì vậy cháu cần được tiêm chủng bổ sung các vắc-xin phòng bệnh còn thiếu, việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.

Dự án TCMR

Thực phẩm từ đậu nành giúp chống lại ung thư vú hiệu quả

Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và không được điều trị đúng, không ít người đã ngã quỵ trước căn bệnh này. Nếu bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn đang bị ung thư vú thì dưới đây là một số tin tốt dành cho bạn.

Một nghiên cứu mới đã tìm ra một hợp chất có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona, Mỹ cho biết genistein – có trong thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành - có thể bảo vệ BRCA1, một gen đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển khối u ở mô vú. BRCA1 là một gen ức chế khối u. Khi hoạt động bình thường, gen BRCA1 có chức năng giữ ổn định cấu trúc ADN, bảo vệ, chống lại các bệnh di truyền như ung thư; khi BRCA1 hoạt động không bình thường, khả năng cơ thể chống lại ung thư vú bị suy yếu. Tỷ lệ mắc ung thư vú do đột biến BRCA1 rất nhỏ, nhiều bệnh nhân ung thư vú có khả năng sao chép gen bình thường, nhưng các gen bị "methyl hóa" - bọc trong các phân tử carbon gây bất hoạt quá trình phiên mã. Đột biến đồng nghĩa gen BRCA1 theo cách này khiến gen mất chức năng ức chế khối u.

Thụ thể hydrocarbon thơm (AhR), đột biến đồng nghĩa gen BRCA1, gây ra một loạt tác dụng không mong muốn. Khi BRCA1 không thể thực hiện chức năng ức chế khối u sẽ khiến các tế bào ung thư phát triển mạnh, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu cho thấy genistein có thể “tiêu diệt” AhR. Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá này sẽ đưa tới các liệu pháp genistein có thể ngăn chặn ảnh hưởng của AhR. Genistein được tìm thấy trong đậu nành, một giống cây họ đậu giàu protein và isoflavone.

"Lượng đậu nành tiêu thụ trong cả cuộc đời của phụ nữ châu Á có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư vú. Genistein thuộc nhóm isoflavone, có hàm lượng cao trong đậu nành, có khả năng ngăn chặn methyl hóa ADN- đột biến đồng nghĩa của gen BRCA1," Donato F Romagnolo, giáo sư tại Đại học Arizona cho biết. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Developments in Nutrition.

Dưới đây là một số cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú.

Chế độ ăn lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, các loại rau và giảm lượng thực phẩm chế biến trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ có nghĩa là bạn cần đến phòng tập gym. Vận động cơ thể, có thể đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú.Bỏ thuốc lá và rượu: Ngoài việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bạn nên tránh những thói quen xấu như hút thuốc hoặc lạm dụng rượu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Có những nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

BS.Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Cách cải thiện rối loạn tiêu hóa do thức khuya

Việc thức khuya, căng thẳng đầu óc kéo dài do thiếu ngủ, hoàn toàn có thể làm sức khỏe suy yếu, gây viêm dạ dày, chán ăn, thiếu máu, thiếu vi dưỡng chất dẫn đến mệt mỏi kém tập trung, chóng mặt, khó thở...và thậm chí làm tăng khả năng bị dị ứng thức ăn, tạo áp lực cho toàn bộ cơ quan tiêu hóa.

Hơn nữa, khi thức đêm xem bóng đá, nhiều người thường uống rượu bia. Hầu hết những người hay uống rượu bia đều gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Nồng độ cồn chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, thậm chí là biến chứng thành thủng dạ dày, ung thư đại trực tràng... Đặc biệt khi uống bia rượu lại thường kèm các đồ ăn nhiều dầu mỡ, hoặc thực phẩm chế biến sẵn rồi để ngoài không khí lâu, không đảm bảo nhiệt độ bảo quản, dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Nếu để tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần không trị dứt điểm sẽ dẫn đến các bệnh hệ tiêu hóa mạn tính. Khi đó việc chữa trị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa do thức đêm và uống rượu bia như: đau bụng, đi ngoài, đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, phân lúc lỏng, táo, nát, sống,... rất giống với viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Nên nhiều người nghĩ mình bị loại bệnh này, nhưng lại ngại đi khám và tự ý mua thuốc điều trị. Hơn nữa, khi bị các rối loạn tiêu hóa, mọi người thường chỉ chú trọng chữa triệu chứng, dùng các loại thuốc điều trị: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng thấy đỡ là thôi, nếu bị nặng thì uống cả kháng sinh. Nhưng chúng ta lại không biết rằng, chính sự chủ quan và lạm dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ giết chết hết lợi khuẩn đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm cho hệ tiêu hóa ngày các yếu dần và dễ rối loạn.

Vì vậy, để cải thiện các rối loạn tiêu hóa do thức đêm kéo dài, mọi người cần thay đổi lối sống của mình, ăn uống đầy đủ chất và sinh hoạt điều độ, bệnh sẽ cải thiện dần. Khi bị các rối loạn tiêu hóa thì nên đi khám chuyên khoa và dùng thuốc theo chỉ định, không tự ý dùng thuốc chữa trị, bệnh sẽ lâu khỏi.

MINH TUẤN

5 loại đau đầu do bệnh thần kinh

Đau đầu là bệnh cảnh hay gặp, ai cũng đều đã từng trải qua từ trẻ em tới người cao tuổi, bất kể nam hay nữ. Đau đầu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đau một bên hay cả đầu. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu. Đau đầu cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, trong đó có các bệnh lý thần kinh.

Những dạng đau đầu liên quan đến bệnh lý thần kinh

Đau đầu do u não: Do u não gây tăng áp lực nội sọ nên đau đầu ở giai đoạn đầu thường âm ỉ, kéo dài. Giai đoạn sau kèm buồn nôn, giảm thị lực hoặc các dấu hiệu của thần kinh khu trú như liệt chi thể, liệt dây thần kinh sọ não, mắt mờ. Lúc này là đau đầu liên tục và uống thuốc không giảm.

Đau đầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý.

Đau đầu do xuất huyết não (đột quỵ): Đau đầu đột ngột, dữ dội và có thể liệt nửa người, hôn mê nhanh. Xuất huyết não là bệnh khởi phát đột ngột và dữ dội. Bệnh nhân có thể bị đột quỵ ngay sau khi gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc làm việc, sinh hoạt bình thường, thậm chí ngay cả trong lúc ngủ cũng có thể hứng chịu cơn xuất huyết não.

Đau đầu do dị dạng mạch máu não: Diễn tiến đau âm ỉ, dai dẳng, đôi khi phát lên cơn đau lớn có thể kèm theo liệt run. Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Những dị dạng mạch máu này khi vỡ gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm. Dị dạng mạch máu não có thể gây ra xuất huyết não, động kinh, nặng có thể hôn mê và tử vong.

Đau đầu do viêm màng não: Đau đầu dữ dội, uống thuốc không giảm, cổ cứng, nôn, sợ ánh sáng, sốt cao. Đây là dạng bệnh thường xảy ra ở trẻ em, bệnh khởi phát nhanh và khó phát hiện do trẻ em thường không biết diễn tả bệnh của mình. Viêm màng não là bệnh do virut, vi khuẩn gây ra. Nếu do virut gây nên thì bệnh có thể khỏi trong vòng vài ngày còn nếu là vi khuẩn gây nên thì sức khỏe bệnh nhân có thể diễn tiến trầm trọng và khả năng tử vong cao.

Đau đầu do tăng huyết áp: Thường với những bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý tăng huyết áp đi kèm. Kiểu đau đầu này thường đột ngột, dữ dội. Đau đầu khu trú nhiều ở vùng chẩm, trán. Bệnh nhân có cảm giác cứng các cơ gáy, đau lên đỉnh đầu và có thể lan tới vùng trán, thường đau nhiều về ban đêm.

Căn nguyên bị đau đầu ở bệnh nhân tăng huyết áp là do áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch tăng làm cho thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não gây ra hiện tượng đau đầu. Bệnh nếu để muộn dễ gây ra các biến chứng như tắc mạch máu não, liệt. Thông thường tăng huyết áp hay gặp ở người ngoài 50 tuổi. Người bệnh tăng huyết áp cần cảnh giác với những cơn đau đầu, để phòng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi bị đau đầu mà cơn đau đầu ngày càng dữ dội với mức độ tăng dần thì người bệnh cần cảnh giác và nên nghĩ đến chứng đau đầu đi kèm bệnh lý và nên đi khám bác sĩ ngay. Đau đầu kèm các triệu chứng khác liên quan đến các bệnh lý thần kinh thì bệnh nhân cần được khám kỹ và chụp CT đầu để xác định bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp. Để việc điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự điều trị đau đầu dạng này bằng việc thoa dầu hay đắp các loại lá, thuốc lá... vì bệnh không thuyên giảm mà còn diễn tiến nặng hơn. Hơn nữa, với các bệnh lý thần kinh của não bộ, việc dùng thuốc bừa bãi sẽ để lại hậu quả lâu dài, không thể lường hết được.

 


 

Bs Huyền Thanh

Huyết áp cao ở trẻ em

Lối sống không lành mạnh, tỷ lệ béo phì tăng, thiếu hoạt động thế chất và chế độ ăn nhiều calo góp phần gây ra rối loạn này ở trẻ.

Bác sĩ sẽ đánh giá huyết áp của trẻ dựa trên 3 yếu tố: giới tính, độ tuổi và chiều cao. Vì vậy, chỉ số huyết áp được cho là cao ở trẻ 5 tuổi có thể là bình thường ở trẻ 10 tuổi. Trẻ cần được đánh giá xác định bệnh qua 3 lần khám bác sĩ. Như với người lớn, huyết áp cao ở trẻ có thể gây những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, lâu dài gồm bệnh tim, đột quỵ…Trẻ bị huyết áp cao có thể tiếp tục bị huyết áp cao khi trưởng thành trừ khi chúng bắt đầu được điều trị.

Huyết áp cao ở trẻ em

Các yếu tố nguy cơ huyết áp cao ở trẻ bao gồm béo phì và tiền sử gia đình bị huyết áp. Đôi khi huyết áp cao ở trẻ có liên quan tới bệnh khác như bệnh thận hoặc bệnh tim, rối loạn hormon hoặc giấc ngủ. Béo phì ở trẻ chủ yếu là do sự kết hợp của hai yếu tố ăn quá nhiều và ít vận động,

Giống như huyết áp cao ở người trưởng thành, huyết áp cao ở trẻ thường không có triệu chứng và chẩn đoán, điều trị sớm rất quan trọng. Tất cả trẻ nên được đo huyết áp hàng năm để phát hiện và can thiệp sớm. Rối loạn phổ biến có liên quan tới huyết áp cao ở trẻ là chứng ngừng thở khi ngủ. Một nghiên cứu gần đấy báo cáo có sựsuy giảm khả năng nhận thức và hoạt động kém ở trẻ bị huyết áp cao.

Những thay đổi lối sống như ăn chế độ ăn lành mạnh cho tim, tập luyện nhiều và kiểm soát cân nặng có thể giảm huyết áp cao. Nhưng đối với một số trẻ, ngồi thiền có thể là cần thiết. Chế độ ăn nhiều chất xơ chứa nhiều hoa quả và rau sẽ làm giảm hấp thu calo toàn phần và do vậy giảm cân nặng ở trẻ béo phì. Giảm lượng muối cũng giúp giảm huyết áp. Trẻ 4-8 tuổi không nên dùng nhiều hơn 1200mg/ngày và trẻ lớn tuổi hơn không nên hấp thu quá 1.500mg/ngày. Trẻ cần ít nhất 30-60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Nên hạn chế thời gian xem tivi và ngồi trước máy tính: không xem tivi trước khi trẻ lên 2 tuổi và không xem nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày.

Trẻ cần được hướng dẫn thực hiện lối sống lành mạnh.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Times of India)

Các loại thực phẩm gây hại cho gan

Chẳng hạn khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Dưới đây là một số thực phẩm gây hại cho gan thường gặp:

Măng tươi: măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

thuc pham gay hai cho gan, mang tuoi gay hai cho gan

Thịt dê, thực phẩm nên tránh đối với người bệnh gan: thịt dê là thực phẩm có tính nóng, ngọt và có hàm lượng protein, lipid cao. Vì vậy, nếu người bị bệnh gan ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến gan hoạt động tích cực và tạo thêm gánh nặng cho gan. Làm cho gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Bởi vậy những người mắc bệnh gan tuyệt đối không nên ăn thịt dê để đảm bảo gan một cách tốt nhất bạn nhé

thuc pham gay hai cho gan - thit de

Gừng không tốt đối với người bệnh gan: gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

thuc pham gay hai cho gan

Tỏi với người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt: đối với họ, vì chất volatile trong tỏi nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.

thuc pham gay hai cho gan

Tôm: là thực phẩm rất giàu chất đạm, có tác dụng bổ thân tráng dương và rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy vậy đối với những người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt chút nào, vì do tôm có hàm lượng cholesterol cao dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan và đặc biệt là những người bị bệnh viêm gan.

thuc pham gay hai cho gan

Các loại thức ăn nhanh đều không tốt cho gan: một nghiên cứu từ châu u cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm , cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo như Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal... nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng) vì vậy gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

thuc pham gay hai cho gan

Rượu, bia: là loại thức uống có cồn hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, gây bất lợi cho gan. Muối ăn quá nhiều làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích, các loại mắm...

thuc pham gay hai cho gan

BS. HOÀNG XU N ĐẠI

Chuyên gia y tế hướng dẫn cách hạn chế rôm sảy mùa hè

Nguyễn Hoa (hoa14@yahoo.com)

han-che-rom-say-cho-tre-vao-mua-he

Mùa hè khi nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy.

Khi bị rôm sảy cần ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi. Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng.

Ngoài ra, tắm thường xuyên giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da. Đối với trẻ nhỏ có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu...

cach-han-che-rom-say-mua-he

Có thể xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại. Trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bị bít mà còn có thể gây dị ứng.

Uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh... Hạn chế các loại nước có nhiều đường.

Để phòng tránh rôm sảy mùa hè thì việc đầu tiên là luôn ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió. Tránh ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10 giờ đến 15 giờ, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da.

BS. Duy Hưng